4 chiến lược phi giá giúp tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn

Tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn

Khi kinh doanh khách sạn, ai cũng muốn thu được lợi nhuận cao nhất. Kết quả là, họ tìm cách tăng giá để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh chiến lược tăng giá còn có nhiều chiến lược khác giúp tăng lợi nhuận cho khách sạn của bạn.
Trong bài viết dưới đây, ezFolio sẽ chia sẻ với bạn 4 chiến lược phi giá giúp tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn.

Tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn

1. Thời gian lưu trú tối thiểu (MinLOS – Minimum Length of Stay)

Trong kinh doanh khách sạn, ở một số thời điểm, các khách sạn sẽ kiểm soát thời gian lưu trú của khách bằng cách áp dụng chiến lược thời gian lưu trú tối thiểu. Một trong những nguyên nhân chính là để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách từ chối những khách ở ngắn ngày.
Chiến lược này thường được áp dụng vào những ngày cao điểm. Bằng cách áp dụng MinLOS, khách sạn có thể hạn chế được những khách ở 1 đêm để tăng công suất phòng vào những ngày trước và sau đó.
Dưới đây là ví dụ về một tình huống lý tưởng mà khách sạn có thể áp dụng MinLOS:
Một sự kiện thường niên rất được yêu thích sẽ diễn ra vào đêm thứ bảy ở gần khách sạn của bạn. Qua kinh nghiệm từ những năm trước, bạn biết đây là một sự kiện luôn “cháy vé”, và có khả năng lớn trong thứ bảy đó, cầu sẽ vượt quá cung tại khách sạn của bạn. Rất nhiều người sẽ đặt phòng một đêm vào đêm diễn ra sự kiện. Điều này sẽ ngăn cản những người muốn đặt phòng cả tuần tại khách sạn. Đây là lúc bạn cần áp dụng chiến lược MinLOS.
Bằng cách này, những khách có ý định đặt phòng một đêm sẽ phải kéo dài thời gian đặt phòng nếu muốn tham gia sự kiện. Nhờ đó, khách sạn có thể kiếm được thêm lợi nhuận, không chỉ vào đêm diễn ra sự kiện mà còn cả những đêm trước và sau đó.

2. Close to Arrival

Trong kinh doanh khách sạn, Close to Arrival là một chiến lược dùng để ngăn chặn khách đặt phòng vào một ngày cụ thể nào đó. Và để có thể lưu trú trong ngày đó, khách bắt buộc phải đặt phòng vào ngày hôm trước và kéo dài thời gian lưu trú qua ngày hôm sau ngày đó. Đây là một chiến lược hiệu quả để kéo dài thời gian lưu trú của khách hàng, đồng nghĩa với tăng lợi nhuận cho khách sạn.
Dưới đây là ví dụ về một tình huống mà bạn có thể áp dụng chiến lược này:
Một sự kiện rất được yêu thích sẽ diễn ra trong 3 ngày ở gần khách sạn của bạn. Trong trường hợp này, chiến lược MinLOS là không đủ vì nó không ngăn cản được khách đặt phòng vào một trong 3 ngày đó. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng chiến lược Close to Arrival – Khách không được phép đặt phòng vào 3 ngày này. Do đó, nếu muốn tham gia sự kiện, khách chỉ còn cách đặt phòng vào trước ngày bắt đầu diễn ra sự kiện và kéo dài qua ngày kết thúc sự kiện. Bằng cách này, bạn có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách, giúp tăng lợi nhuận cho khách sạn.

3. Tập trung vào những kênh bán phòng sinh lợi nhất

Để kinh doanh khách sạn hiệu quả, bạn cần biết cách quản lý cả các kênh bán phòng của khách sạn: OTA, website khách sạn, khách vãng lai… Hãy nhóm và xếp hạng các kênh này theo thứ tự từ lợi nhuận cao nhất đến lợi nhuận thấp nhất.
Vào mùa cao điểm, bạn có thể đóng những kênh sinh lợi thấp để tập trung bán phòng trên những kênh mang lại lợi nhuận cao nhất cho khách sạn. Một hệ thống quản lý kênh phân phối có thể giúp bạn dễ dàng làm việc này.
Ngoài ra, hệ thống này cũng giúp khách sạn tránh được tình trạng overbooking – một vấn đề thường gặp khi kinh doanh khách sạn trên các kênh OTA. Cụ thể, mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh với số phòng đã được cập nhật.

4. Overselling

Overselling là chiến lược bán vượt quá số phòng sẵn có của khách sạn. Đây là một chiến lược phổ biến trong kinh doanh khách sạn. Mục đích của chiến lược này là để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho các cơ sở lưu trú.
Ví dụ, tổng số phòng của khách sạn là 100 và đã được bán hết. Tuy nhiên, dự đoán tỷ lệ no show (khách không đến nhận phòng) là 5% nên khách sạn tiếp tục bán thêm 5 phòng nữa (5% của 100 phòng) – đó là overselling. Trong trường hợp tỷ lệ no show dưới 5%, khách đến nhận phòng sẽ không có phòng nữa, khi đó khách sạn sẽ phải bồi thường và chuyển khách đến một khách sạn tương đương.
Ưu điểm của chiến lược overselling là giúp tăng công suất phòng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là trong trường hợp khách sạn dự đoán sai tỷ lệ no-show (nhiều hơn so với thực tế), nhiều khách hàng không có phòng sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của khách sạn.
Do đó, các khách sạn cần tính toán cẩn thận tỷ lệ no-show trước khi áp dụng chiến lược này. Lời khuyên là nên dựa trên dữ liệu no-show trong quá khứ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin này trên hệ thống báo cáo của phần mềm quản lý khách sạn.
Trên đây là 4 chiến lược phi giá giúp bạn tăng lợi nhuận khi kinh doanh khách sạn. Như bạn có thể thấy, những chiến lược này không quá phức tạp. Tất cả những thứ bạn cần là những công cụ phù hợp. Một trong số đó là một phần mềm quản lý khách sạn có tích hợp tính năng quản lý kênh phân phối và hệ thống báo cáo.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezFolio – giải pháp quản lý khách sạn 3 – 5 sao toàn diện nhất, được tin dùng bởi 1.000+ khách sạn trên 5+ quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh tính năng quản lý kênh phân phối và hệ thống báo cáo, ezFolio còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: quản lý lễ tân, quản lý buồng phòng, quản lý nhà hàng… giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

4.9/5 - (27 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)