Tiếp thị liên kết là gì? Cách triển khai tiếp thị liên kết hiệu quả

tiếp thị liên kết là gì

Giải thích khái niệm Tiếp thị liên kết và hướng dẫn cách để các nhà cung cấp làm thành công tiếp thị liên kết.

Hình thức tiếp thị liên kết ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Công việc này chủ yếu giúp cho các thương hiệu, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Vậy tiếp thị liên kết là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về khái niệm này ngay sau đây.

1. Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) nghĩa là công việc tiếp thị quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của một thương hiệu nào đó trên thị trường. Thông qua nền tảng online. Khi đơn hàng được giao thành công. Hay điền thông tin cá nhân, đăng ký sử dụng dịch vụ, người làm tiếp thị liên kết sẽ được nhận tiền hoa hồng.
Phương thức marketing này được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng online. Như TikTok, Facebook, các trang thương mại điện tử (Laxzada, Shopee, Amazon,…). Bất cứ ai cũng có thể tham gia công việc này. Nó giúp bạn có thêm nguồn thu nhập hàng tháng.

tiếp thị liên kết

2. Có nên tham gia tiếp thị liên kết không?

Câu trả lời mà ezCloud muốn dành cho bạn đó là “Có”. Việc tham gia Affiliate Marketing sẽ mang đến cho bạn nhiều ích lợi. Điển hình như:

  • Buôn bán không cần vốn.
  • Tự làm chủ thời gian, công việc. Được lựa chọn dịch vụ, sản phẩm dùng để tiếp thị quảng bá.
  • Có thêm nguồn thu nhập hàng tháng.
  • Bất cứ công việc nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Vậy nên, hình thức marketing này chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam vài năm gần đây.

kiếm thêm thu nhập từ tiếp thị liên kết

2.1. Ưu điểm của tiếp thị liên kết

  • Công việc không phân biệt độ tuổi, giới tính. Không yêu cầu trình độ học vấn, nghề nghiệp.
  • Làm tiếp thị liên kết chỉ cần bỏ phí để đầu tư xây dựng kênh website, youtube, tiktok,… Và thực hiện chạy quảng cáo chiến dịch chứ không mất nhiều phí.
  • Vì bạn là người trung gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nên không cần nhập hàng. Mà khi giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thành công, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.
  • Vì không phải bỏ vốn hay chi phí đầu tư nên sẽ không có rủi ro nào mà bạn sẽ gặp phải. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ. Từ khâu sản xuất đến phân phối hàng hóa, sản phẩm.

Xem thêm:

2.2. Hạn chế khi làm tiếp thị liên kết

  • Tỷ lệ cạnh tranh cho ngành nghề này rất cao. Vì hiện nay có rất nhiều người tham gia làm tiếp thị liên kết. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải cạnh tranh cả với các đơn vị buôn bán sản phẩm cùng phân khúc.
  • Bạn có thể sẽ bị quỵt tiền hoa hồng do doanh nghiệp lừa đảo nếu không tìm hiểu kỹ.
  • Tình trạng thanh toán chậm tiền hoa hồng cũng không ngoại lệ. Vậy nên, trước khi quyết định hợp tác với bất cứ doanh nghiệp nào. Bạn cần phải rõ ràng với doanh nghiệp về % hoa hồng mà mình được nhận. Cũng như xác định ngày thanh toán tiền hoa hồng.

3. Cách triển khai dành cho nhà cung cấp

3.1. Đăng ký lên sàn

AccessTrade, Civi, MasOffer, Salemall,… là những sàn điển hình tại Việt Nam hiện nay. Khi tham gia các nền tảng này, chúng sẽ có cơ chế theo dõi link click trước khi vào trang web của bạn. Nhờ đó, biết được mỗi lượt click do cộng tác viên nào giới thiệu.

Ưu điểm:

Nếu dịch vụ, sản phẩm của bạn thu hút, chiết khấu tốt. Bạn có thể thu hút đông đảo lượng cộng tác viên tham gia.

Nhược điểm:
  • Có những điều kiện nhất định, điển hình như quy mô doanh nghiệp sẽ khó được xét duyệt.
  • Bạn sẽ mất thêm % cho sàn ngoài % hoa hồng cho cộng tác viên.
  • Rất khó thu hút cộng tác viên nếu sản phẩm của bạn không thực sự nổi bật. Dẫn đến hiệu quả không cao.
  • Hệ thống không chỉ có mỗi website của bạn, mà còn có thêm hệ thống của sàn. Đó là rủi ro về công nghệ mà bạn có thể gặp phải.
  • Không chủ động trong việc quản lý cộng tác viên.
  • Vì ràng buộc về các điều khoản giữa 2 bên nên chính sách hoa hồng khó thay đổi ngay lập tức.

sàn accesstrade

 

3.2. Tích hợp giải pháp tiếp thị liên kết

Là việc bổ sung chức năng quản lý cộng tác viên vào trang web bán hàng.

Ưu điểm
  • Ngoài % hoa hồng cho cộng tác viên, bạn sẽ không mất thêm chi phí nào khác.
  • Bạn có toàn quyền quản lý cộng tác viên.
  • Linh hoạt điều chỉnh các chính sách hoa hồng. Sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của khách sạn. Ví dụ như tăng chiết khấu cao hơn với sản phẩm đang muốn đẩy mạnh sales.
Nhược điểm
  • Tự tìm và tuyển cộng tác viên, đối tác.

4. Hạn chế khi làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam

  • Tại Việt Nam hiện nay, tiếp thị liên kết đang phát triển rất mạnh mẽ. Vì họ có hệ thống thanh toán online hoàn chỉnh. Và trải nghiệm mua sắm của người dùng luôn ở mức cao. Trước khi nhận sản phẩm, họ sẵn sàng trả tiền trước online. Vậy nên, cộng tác viên gần như biết chắc chắn số tiền nhận được. Mỗi khi đơn hàng được thanh toán.
  • Phần lớn các đơn hàng tại Việt Nam là thu Lead hoặc ship COD. Do đó, phải chờ một thời gian để thực hiện xác nhận đơn, chốt đơn hàng, vận chuyển và thanh toán.
  • Có những sai sót dù không phổ biến nhưng do có sự can thiệp của con người, cộng tác viên sẽ mất niềm tin vào đơn vị triển khai Affiliate program.
  • Không ít lần các cộng tác viên tố các sàn không minh bạch tiền hoa hồng trong quá khứ.

Trong tương lai, khi vận chuyển và hệ sinh thái thanh toán được hoàn thiện. Tôi tin rằng ngành nghề tiếp thị liên kết còn lớn mạnh hơn nữa.

Xem thêm:

5. Các nền tảng tiếp thị liên kết phổ biến hiện nay

5.1. Các nền tảng tiếp thị liên kết phổ biến trên thế giới

  • Amazon Associates: Đây là nền tảng Affiliate lớn nhất trên thế giới. Họ cho phép đối tác liên kết giới thiệu mọi sản phẩm bày bán trên Amazon đến khách hàng trên toàn thế giới.
  • ClickBank: Chỉ sau Amazon, ClickBank tập trung vào các sản phẩm thể chất và kỹ năng sống.
  • ShareASale: Nền tảng này cho phép đối tác liên kết giới thiệu sản phẩm từ những nhà cung cấp khác nhau. Bao gồm cả sản phẩm vật lý và sản phẩm số.
  • Commission Junction: Đối tác liên kết sẽ được cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm đa dạng. Từ sản phẩm nghệ thuật, thể thao. Đến sản phẩm điện tử trên nền tảng này.
  • Rakuten Marketing: Đây là nền tảng tiếp thị liên kết lớn nhất Châu Á. Tại đây, đối tác liên kết có thể lựa chọn hàng trăm sản phẩm khác nhau đến từ nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới.
  • Awin (Trước là Zanox): Là một trong những nền tảng Affiliate lớn nhất Châu u. Họ cung cấp cho đối tác hàng trăm nghìn sản phẩm. Đến từ hàng nghìn nhà cung cấp.

Ngoài ra, còn nhiều nền tảng khác như JVZoo, FlexOffers, Impact Radius,… Tùy thuộc vào thị trường mà nhà quảng cáo muốn tiếp cận.

amazon

5.2. Nền tảng tiếp thị liên kết tại Việt Nam

  • Afilink: Nền tảng tiếp thị này do Adayroi phát triển. Họ cung cấp cho đối tác các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau.
  • Accesstrade: Đây là một trong những nền tảng Affiliate phổ biến nhất tại Việt Nam. Với hàng nghìn sản phẩm từ các đối tác như Tiki, Shopee, Sendo, FPT Shop, Lazada,…
  • Rada: Nền tảng này mới có tại Việt Nam không lâu. Rada cung cấp đến đối tác liên kết những lựa chọn sản phẩm đa dạng. Từ Sendo, Shopee, Lazada, Tiki.
  • Postaffiliate:Được phát triển bởi công ty Posta Vietnam, đối tác liên kết có thể chọn lựa nhiều sản phẩm đa dạng. Đến từ nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam.

sàn post affiliate

6. Tạm kết

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm tiếp thị liên kết là gì. Và cách để các nhà cung cấp tiến hành tiếp thị liên kết hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi mang lại phần nào giúp ích cho bạn trong việc phát triển sự nghiệp. Nếu thấy thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón chờ những bài đọc mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Tiếp thị liên kết.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)